Các giai đoạn chuyển đổi số trong y tế có thể bạn chưa biết
Chuyển đổi số trong y tế không chỉ là việc triển khai áp dụng công nghệ mới, mà còn đòi hỏi sự thay đổi về quy trình, cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý dữ liệu. Hãy cùng Beetechsoft tìm hiểu 5 giai đoạn chuyển đổi số trong y tế trong bài viết sau.
Chuyển đổi số trong y tế không chỉ là việc triển khai áp dụng công nghệ mới, mà còn đòi hỏi sự thay đổi về quy trình, cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý dữ liệu.
1. Đánh giá và xây dựng kế hoạch
Chuyển đổi số được coi là quá trình thử nghiệm, lắp đặt và ứng dụng đồng bộ những công nghệ mới nhất vào công tác quản lý, nghiên cứu cũng như hoạt động khám chữa bệnh.
Hiện nay, thực trạng khám chữa bệnh tại Việt Nam đang tồn tại rất nhiều vấn đề nhức nhối, có thể kể đến như:
Tại các bệnh viện tuyến trung ương, để lấy số khám bệnh, người bệnh cần đến sớm và xếp hàng từ 5h sáng, chen lấn, xô đẩy nhau để giành số khám
Đến khi chờ khám trước cửa phòng bác sĩ thì lại gặp tình trạng đưa người quen vào khám trước, khiến người bệnh chờ đợi rất mệt mỏi và gây nhiều bức xúc
Giường bệnh điều trị tại các khoa thường xuyên quá tải, 2-3 người/ giường, có khoa trong giai đoạn cao điểm bệnh nhân còn phải kê giường ra hành lang hoặc mua giường gấp nằm tạm
Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế do đấu thầu hoặc chưa bổ sung kịp thời, dẫn đến tình trạng người nhà bệnh nhân phải đi mua dao mổ, hoặc thuốc từ bên ngoài
Tình trạng bác sĩ nhũng nhiễu, đòi hỏi, quát nạt bệnh nhân xảy ra thường xuyên
Bệnh nhân khi đi khám phải mang rất nhiều hồ sơ, phim chụp, đơn thuốc của các lần khám trước.
Còn rất nhiều thực trạng bức xúc ảnh hưởng đến tâm lý khám chữa bệnh của người dân. Vẫn biết những thực trạng này không phải chỉ chuyển đổi số sẽ giải quyết triệt để được, nhưng chắc chắn điều này sẽ góp 1 phần không nhỏ vào sự thay đổi của ngành y tế nước ta.
Hiện nay, đánh giá khách quan, quá trình số hóa, chuyển đổi số trong y tế tại các bệnh viện Việt Nam còn rời rạc, nhỏ lẻ và chủ yếu được thực hiện tại các bệnh viện công tuyến trung ương và bệnh viện tư nhân ở các đô thị loại 1. Các khoa chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm huyết học, ung bướu và phẫu thuật chính là những đơn vị đầu tiên áp dụng các giải pháp kỹ thuật số.
Quá trình số hóa, chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam còn rời rạc, nhỏ lẻ.
Nhìn chung, sự kết nối giữa các bộ phận còn hạn chế, đôi khi các bác sĩ, y tá không thể truy cập thông tin, bệnh án của bệnh nhân trên hệ thống lưu trữ, thiết bị và dụng cụ y tế, phòng thí nghiệm chưa đạt yêu cầu.
Hiện xu hướng phát triển y tế cùng với công nghệ cao như dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), Blockchain được nhận được sự quan tâm lớn tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, do chất lượng dịch vụ thấp chưa đủ để đáp ứng nhu cầu công nghệ nên việc triển khai chưa mang lại kết quả tốt.
Từ những thực trạng đánh giá ở trên, cần có một kế hoạch thật sự chi tiết, liền mạch và triển khai vào từng quy trình để không chỉ các cơ sở khám chữa bệnh, nhân viên y tế mà cả cá nhân người bệnh tuân thủ và thực hiện theo.
2. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Dân số Việt Nam hiện đang ở con số 98 triệu người, tuy nhiên hệ thống cơ sở khám chữa bệnh, nơi tập trung số lượng lớn chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi là tuyến trung ương tại các thành phố lớn. Vì vậy khó tránh khỏi khi cần thăm khám những bệnh nguy hiểm, cấp tính, người dân có xu hướng đến khám tại các bệnh viện này, gây tình trạng quá tải, không phục vụ kịp thời.
Để giải quyết tình trạng trên, việc bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại các tuyến dưới như tuyến tỉnh, thị xã là vô cùng cần thiết.
Song song với đó, cần có hệ thống thông tin y tế chung để có thể lưu trữ và truy cập dữ liệu y tế một cách hiệu quả và an toàn. Việc này đòi hỏi sự hợp tác và liên kết chặt chẽ không chỉ của bộ y tế, các cơ quan quản lý nhà nước mà còn từng đơn vị khám chữa bệnh.
Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh, nơi tập trung số lượng lớn chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi là tuyến trung ương tại các thành phố lớn.
3. Triển khai hệ thống y tế kỹ thuật số
Một số công nghệ mới được triển khai cho chuyển đổi số trong y tế bao gồm: dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML), Blockchain góp phần giúp các cơ sở khám chữa bệnh nói chung cũng như các bệnh viện nói riêng vận hành hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Triển khai hồ sơ bệnh nhân điện tử để lưu trữ và chia sẻ thông tin y tế một cách an toàn, hiệu quả bằng việc áp dụng các ứng dụng di động và trang web y tế để cải thiện tương tác cũng như cách tiếp cận của bệnh nhân.
Ngày nay, có một xu hướng của quá trình chuyển đổi số trong y tế đó là chúng ta có thể chủ động theo dõi và thu thập dữ liệu sức khỏe của chính mình từ các thiết bị y tế di động, bao gồm cả công nghệ/thiết bị đeo.
Công nghệ này đã mang lại những tính năng cực kỳ hữu ích cho mọi người, chỉ đơn giản là đeo một chiếc đồng hồ thông minh, người dùng có thể theo dõi nhịp tim, chỉ số huyết áp, thông tin vận động của bản thân, từ đó tự xây dựng lịch tập luyện, cải thiện các chỉ số.
Theo một báo cáo gần đây, thị trường thiết bị y tế đeo (di động) được dự kiến sẽ đạt hơn 27 triệu đô la vào năm 2023, một bước tiến ngoạn mục so với gần 8 triệu đô la trong năm 2017.
Một số thiết bị phổ biến nhất bao gồm:
Cảm biến nhịp tim
Máy theo dõi bài tập
Máy đo mồ hôi – dùng cho bệnh nhân tiểu đường để theo dõi lượng đường trong máu.
Máy đo oxy – theo dõi lượng oxy trong máu, và thường được sử dụng bởi những bệnh nhân bị bệnh hô hấp như COPD hoặc hen suyễn.
Thị trường công cụ chăm sóc sức khỏe được hỗ trợ bởi AI dự kiến sẽ vượt 34 tỷ đô la vào năm 2025
4. Tích hợp công nghệ thông minh
Việc Tích hợp AI(trí tuệ nhân tạo) và ML(học máy) để cải thiện chẩn đoán, dự đoán tình hình bệnh lý và tối ưu hóa quy trình làm việc mang đến cho ngành y tế một bước tiến đáng kể trong việc cứu sống, chăm sóc bệnh nhân.
Thị trường công cụ chăm sóc sức khỏe được hỗ trợ bởi AI dự kiến sẽ vượt 34 tỷ đô la vào năm 2025, có nghĩa là công nghệ này sẽ xuất hiện trên mọi khía cạnh của ngành y tế.
Đối với hầu hết các bệnh nhân, AI trong y học gợi nhớ đến robot y tá được sử dụng phổ biến ở Nhật Bản và hiện nay đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Những phiên bản robot mới thậm chí còn được thiết kế để hỗ trợ các y tá con người thực hiện các công việc thường ngày như lấy và dự trữ vật tư.
Chatbots và trợ lý y tế ảo là một công nghệ dựa trên AI khác mà bệnh nhân cũng đang dần trở nên quen thuộc. Chatbots có thể đảm nhiệm vô số vai trò từ đại diện dịch vụ khách hàng đến các công cụ chẩn đoán và thậm chí là nhà trị liệu.
Bên cạnh đó là việc ứng dụng IoT (Internet of things) vào hệ thống thăm khám và điều trị bệnh, đặc biệt phải kể đến như kết nối các thiết bị y tế thông minh với hồ sơ y tế hoặc bệnh án của bác sĩ, theo dõi dinh dưỡng từ lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng khác để người dùng duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh.
Blockchain sẽ sớm đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho hồ sơ sức khỏe điện tử chính xác và an toàn. Blockchain được xem như một “sổ cái” kỹ thuật số hay một cơ sở dữ liệu máy tính cho phép ghi chép lại lịch sử khám bệnh của bệnh nhân, đơn thuốc, tiền sử bệnh lý,…
Nó giúp bác sĩ nắm rõ hơn về lịch sử khám chữa bệnh và các thông số về sức khỏe trong các giai đoạn từ đó đưa ra được hướng điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn mà không cần phải thông qua một bên thứ ba.
Theo một báo cáo gần đây, blockchain trong thị trường chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ đạt 890,5 triệu đô la vào năm 2023.
5. Theo dõi, đánh giá và đào tạo nhân sự
Bước cuối cùng của các giai đoạn chuyển đổi số trong y tế đó là quá trình theo dõi, đánh giá và tối ưu dựa trên các phản hồi. Bên cạnh đó là việc đào tạo đội ngũ nhân sự đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng trong chuyển đổi số, luôn cập nhật các xu hướng mới và giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình.
Chuyển đổi số trong y tế là quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết dài hạn từ cả các cơ sở y tế, nhà cung cấp công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo rằng công nghệ được tích hợp một cách hiệu quả và mang lại giá trị thực sự cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
Beetechsoft - Make Things Easier Sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động cùng với năng lực về công nghệ và sức mạnh tri thức, quy trình làm việc chuẩn quốc tế Beetechsoft đã và đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất! Liên hệ ngay Beetechsoft để được tư vấn chi tiết. Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà H10, Số 2 Ngõ 475 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Hồ Chí Minh: Lầu 2 - số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1 Đà Nẵng: 233 Đống Đa, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Nhật Bản: 140-111 Tầng 3, tòa nhà Agora Oimachi, 1-6-3 Oi, Shinagawa-ku, Tokyo Hotline: (+84) 915 435 838 | Email: info@beetechsoft.com |