Chuyển đổi số có phải “chìa khóa thành công” cho doanh nghiệp?
Theo Bộ Thông tin & Truyền thông, quá trình chuyển đổi số là quá trình đòi hỏi một sự thay đổi toàn diện trong cách sống, cách làm việc và sản xuất của các cá nhân và tổ chức, đóng góp dựa trên các công nghệ số. Vậy chuyển đổi số có phải “chìa khóa thành công” cho doanh nghiệp?
Ở mức độ của doanh nghiệp, Chuyển đổi số (Digital Transformation) đơn giản là việc tích hợp các giải pháp số vào hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, thay đổi đáng kể cách thức vận hành bằng cách tạo ra các quy trình kinh doanh mới, cải thiện trải nghiệm khách hàng và xây dựng văn hóa tổ chức. Không những tái tạo lại những phương pháp truyền thống, chuyển đổi số còn có thể sáng tạo những phương pháp mới để đáp ứng yêu cầu thay đổi của thị trường.
1 - Bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
Nhiều văn bản pháp lý đã thể hiện sự chuyển đổi số đang diễn ra tại Việt Nam, ví dụ như Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị. Nghị quyết này phê duyệt chủ trương và chính sách cho việc tham gia Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đặt mục tiêu vào năm 2030 Việt Nam đạt khoảng 30% GDP từ kinh tế số và xếp hạng đứng trong nhóm 50 quốc gia đầu tiên thế giới, đứng thứ 3 về Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số trong khu vực ASEAN.
Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số, gồm: (1) Chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế; (2) phát triển hạ tầng số; (3) phát triển nền tảng số; tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng; (4) hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số;
Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 đã đưa ra sáu nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để xây dựng nền tảng chuyển đổi. Các nhiệm vụ chuyển đổi số bao gồm: (1) Chuyển đổi nhận thức và thể chế; (2) Phát triển hạ tầng số; (3) Xây dựng nền tảng số để đảm bảo an ninh mạng và niềm tin; (4) Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo dựa trên môi trường số; (5) Chuyển đổi số trong sản xuất, dịch vụ và kinh doanh; (6) Chuyển đổi số trong quản lý, cảnh báo và phát triển đô thị thông minh.
Trong khoảng thời gian 3 quý trong năm 2023, nhà nước đã không ngừng thúc đẩy việc chuyển đổi số bắt đầu bằng việc khuyến khích người dân làm định danh điện tử cấp 2, đi qua hải quan với các cửa bay trong nước mà không cần mang hộ chiếu, thẻ căn cước vật lý với công dân Việt Nam. Điều này cho thấy chuyển đổi số không chỉ là một mục tiêu dài hạn nữa mà trở thành thực tế bắt buộc để các doanh nghiệp không bị tụt hậu. Điều này rõ ràng được thấy thông qua việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp bắt đầu tham gia chuyển đổi số.
2-Vì sao gọi chuyển đổi số là “chìa khóa vàng” cho doanh nghiệp
Chuyển đổi số đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn thế giới bước sang cuộc cách mạng công nghiệp hóa lần thứ 5.
2.1 Tiết kiệm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp
Sau khi số hóa các hợp đồng cũ thì quy trình ký kết hợp đồng đã thay đổi nhờ chữ ký số và hợp đồng điện tử. Quy trình ký hợp đồng không còn quá dài, không tốn thời gian và nguồn lực, mà diễn ra nhanh chóng và hiệu lực của hợp đồng không có sự khác biệt.
2.2 Quản lý thông tin và khai thác tài nguyên tốt hơn
Trước đây, việc quản lý các nguồn thông tin này là thủ công và cực kỳ phức tạp. Các thông tin dưới dạng vật lý như giấy tờ, số liệu… đồng thời tối ưu hóa hoạt động tác nghiệp trong và ngoài phòng ban.
Chuyển đổi số còn giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực làm việc của nhân viên. Những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không tốn chi phí và người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo kịp thời.
Việc ứng dụng các công nghệ số, tập trung và khai thác dữ liệu tốt hơn, giúp từng nhân viên trong công ty có thể giảm thiểu được thời gian lãng phí, tập trung vào các công việc mang lại hiệu quả cao hơn.
2.3 Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Có tới 92% các nhà lãnh đạo tin rằng việc thực hiện chiến lược chuyển đổi thành công sẽ cải thiện trải nghiệm tổng thể của khách hàng.Theo một nghiên cứu của SAP, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng liên tục thay đổi và gia tăng trong khi ngày nay, khách hàng có sự lựa chọn đa dạng với mức giá hợp lý. Tại thời điểm có thể giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt vời, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu phục trái tim khách hàng. Việc tạo ra chiến dịch chăm sóc khách hàng hiệu quả sẽ giúp giành được sự tín nhiệm và tôn trọng từ khách hàng. Vậy nên, lợi ích của sự chuyển đổi số đem lại cho doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh là rất lớn và giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Chuyển đổi số doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng với chi phí thấp hơn, trong khi đó chi phí trưng bày sẽ giảm xuống do các sản phẩm đã được số hóa, không cần trưng bày quá nhiều sản phẩm tại cửa hàng. Từ đó, lợi nhuận cũng được tăng lên gấp bội.
2.4 Tăng cơ hội, nâng cao khả năng cạnh tranh
Theo HBR, 84% các giám đốc điều hành cho biết các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện khi doanh nghiệp của họ thực hiện việc chuyển đổi số. Chuyển đổi số góp phần giúp doanh nghiệp theo kịp tiến bộ công nghệ mới, tạo sự khác biệt để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
2.5 Góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt hơn
Chuyển đổi số đi đôi với chuyển đổi văn hóa. Trên thực tế, chúng giống như hai mặt của một đồng tiền, phụ thuộc vào nhau để phát triển và tồn tại. Một lợi ích của chuyển đổi số dễ nhận thấy là giúp nuôi dưỡng văn hóa tích cực cho tổ chức. Đầu tư vào chuyển đổi số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nỗ lực xây dựng văn hóa khuyến khích đổi mới. Khi đó nhân viên sẽ cởi mở hơn với những thay đổi trong cơ cấu tổ chức và quy trình hoạt động. Họ không ngại thử thách, thử nghiệm sáng kiến, ý tưởng mới, dám nói lên suy nghĩ của mình. Mỗi cá nhân đều có tinh thần như vậy sẽ duy trì tổ chức luôn vận động, phát triển và không ngừng học hỏi, tiếp cận điều mới, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức.
3 - Những thách thức của doanh nghiệp khi chuyển đổi số?
Mặc dù đã có mặt từ rất sớm nhưng tính đến nay, sau 7 năm, chuyển đổi số vẫn đang ở những giai đoạn đầu. Nguyên nhân do đâu? Bên cạnh việc vướng 2 năm dịch Covid khiến tất cả hoạt động kinh doanh bị trì trệ, doanh nghiệp gặp khó khăn khi duy trì mà không tạo ra nhiều doanh thu nên việc doanh nghiệp bỏ ra khoản tiền lớn cho việc tái cơ cấu, chuyển đổi số dường như là một quyết định vô cùng khó khăn. Thức trạng ấy vẫn đang diễn ra với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau Covid.
Ngoài ra, các vấn đề như chủ doanh nghiệp chưa sẵn sàng, hiểu sai quy trình chuyển đổi số hay lựa chọn chưa đúng đơn vị công nghệ tư vấn cũng chiếm 70% lý do doanh nghiệp hiện nay chuyển đổi số chưa thành công.
Beetechsoft - Đơn vị chuyên cung cấp phần mềm chuyển đổi số có tính ứng dụng cao
Tuy mới thành lập và phát triển từ năm 2016 nhưng với sự chỉn chu trong công việc giúp Beetechsoft được đồng hành với nhiều dự án quan trọng, đặc biệt với khách hàng và thị trường Nhật Bản. BEETECH cam kết luôn nỗ lực hết mình với mục tiêu mang lại sự hài lòng cho khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ phần mềm chất lượng, tích hợp các giải pháp công nghệ tương lai một cách tối ưu.
Để biết thêm thông tin các hình thức chuyển đổi số phù hợp nhất với doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay tới thông tin phía dưới:
Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà H10, Số 2 Ngõ 475 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Lầu 2 - số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1
Đà Nẵng: 233 Đống Đa, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
Nhật Bản: 140-111 Tầng 3, tòa nhà Agora Oimachi, 1-6-3 Oi, Shinagawa-ku, Tokyo
Hotline: (+84) 915 435 838 | (+84) 339 574 888 Email: info@beetechsoft.com