Mô hình phát triển phần mềm Agile và những điều cần biết
Mô hình phát triển phần mềm Agile là một phương pháp quản lý và phát triển dự án linh hoạt, tập trung vào sự tương tác, phản hồi liên tục giữa các thành viên trong nhóm phát triển với khách hàng. Đây cũng được xem là mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dự án tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Trong bài viết này, hãy cùng Beetechsoft tìm hiểu những điều cần biết cũng như ưu nhược điểm về mô hình phát triển phần mềm Agile.
Agile được xem là mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dự án tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
1. Các bước trong mô hình phát triển phần mềm Agile
Quy trình Agile thường bao gồm một loạt các bước linh hoạt, thích ứng với nhu cầu cụ thể của từng dự án. Tuỳ vào đặc thù của mỗi dự án, người quản lý sẽ lựa chọn và áp dụng các bước dưới đây để tạo ra một sản phẩm chất lượng nhất.
Xác định và xây dựng mô tả (Inception)
Bước đầu tiên trong quy trình Agile đó là xác định mục tiêu và phạm vi của dự án, đây sẽ là đích đến cuối cùng của một dự án. Bằng việc xác định quy mô và yêu cầu càng chi tiết và đầy đủ bao nhiêu sẽ càng giúp cho dự án được xây dựng nhanh chóng và chính xác bấy nhiêu. Cũng trong bước này, người quản lý dự án cũng như các bộ phận liên quan cần phân loại và lọc ra các yêu cầu chính cần được ưu tiên từ khách hàng, phần việc nào thực hiện trước, phần việc nào thực hiện sau. Và cuối cùng là lập lên một bản mô tả toàn diện về dự án, để bất kỳ thành viên nào trong nhóm phát triển cũng như khách hàng đều hiểu và nắm rõ yêu cầu và mục tiêu dự án sẽ đạt được.
Lập kế hoạch (Planning)
Ở bước lập kế hoạch, các bộ phận liên quan cần phối hợp tạo ra một danh sách tất cả các tính năng cần phát triển, từ đó lựa chọn thứ tự ưu tiên và lập kế hoạch cho các Sprint (chu kỳ phát triển ngắn hạn). Việc chia nhỏ dự án thành các chu kỳ ngắn hạn và xác định các yêu cầu chi tiết của từng Sprint sẽ giúp công việc được tiến hành từng bước, không bỏ sót cũng như không lãng phí nguồn lực trong nhóm.
Bước đầu tiên trong quy trình Agile đó là xác định mục tiêu và phạm vi của dự án, đây sẽ là đích đến cuối cùng của một dự án.
Phát triển (Iterative Development)
Tiếp theo, nhóm phát triển sản phẩm sẽ tiến hành thực hiện công việc theo các chu kỳ ngắn đã xác định ở bước trên, thông thường mỗi Sprint sẽ kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Hết thời gian này, sprint sẽ thông báo hoàn thành và kiểm thử các tính năng được ưu tiên xây dựng trong Sprint đó.
Bên cạnh đó, việc cập nhật thông tin và kiểm soát mã nguồn thường xuyên cần được duy trì đầy đủ trong giai đoạn này.
Kiểm thử (Testing)
Có hai hình thức kiểm thử được thực hiện để đảm bảo sản phẩm không có bất kỳ vấn đề hay sai sót nào, đó là kiểm thử tự động và kiểm thử thủ công. Việc này cần được tiến hành cẩn thận và ghi chép đầu đủ để đảm bảo tính ổn định và chất lượng của phần mềm, từ đó tìm, xác định và sửa lỗi ngay từ những giai đoạn phát triển sớm.
Kiểm tra (Review)
Ở bước kiểm tra, các bên liên quan cần liên tục trao đổi và đánh giá tính năng hoặc sản phẩm ở cuối mỗi Sprint, cũng như tham khảo những phản hồi từ người dùng cuối để điều chỉnh nếu cần thiết.
Triển khai (Deployment)
Ở giai đoạn này, sản phẩm được coi là MVP( Minimum Viable Product- sản phẩm Tối Giản Nhất), là phiên bản sản phẩm tối thiểu có đủ tính năng để giúp nhóm phát triển thu thập phản hồi từ người dùng cuối một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, từ đó đưa ra các chỉnh sửa, thay đổi nếu cần thiết.
Lặp lại (Iterate)
Lặp lại quy trình từ bước phát triển tới triển khai cho mỗi Sprint mới. Sau mỗi chu kỳ, cần đưa ra các điều chỉnh về mức độ ưu tiên và kế hoạch cho mỗi chu kỳ mới.
Giữ liên lạc liên tục (Continuous Communication)
Vì Agile là một quy trình linh hoạt nên đòi hỏi sự tương tác liên tục giữa các bên liên quan thông qua các cuộc họp Scrum hàng ngày để cập nhật tình hình và giải quyết vấn đề sớm nhất có thể.
Lưu ý rằng quy trình Agile là linh hoạt và có thể điều chỉnh dựa trên yêu cầu cụ thể của dự án. Scrum là một trong những phương pháp Agile phổ biến, với các quy tắc và vai trò nhất định của Product Owner, Scrum Master và Development Team.
Agile đặt ưu tiên vào việc tạo ra giá trị kinh doanh ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên.
2. Ưu điểm của mô hình phát triển phần mềm Agile
Vì là một trong những mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất nên Agile có rất nhiều ưu điểm, có thể kể đến như:
Tính linh hoạt (Flexibility): Agile linh hoạt và có thể thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng trong yêu cầu hoặc môi trường dự án.
Phản hồi liên tục (Continuous Feedback): Phát triển theo các chu kỳ ngắn giúp tạo ra phản hồi liên tục từ khách hàng và các thành viên khác trong nhóm phát triển, điều này giúp dự án luôn đi đúng mục tiêu đề ra.
Gia tăng sự hợp tác (Increased Collaboration): Agile tạo điều kiện cho sự tương tác và hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên của nhóm phát triển và các bên liên quan khác.
Phát triển từng phần (Incremental Development): Dự án được xây dựng theo từng phần nhỏ, giúp kiểm soát tiến độ và giảm rủi ro.
Chú trọng vào giá trị kinh doanh (Business Value Focus): Agile đặt ưu tiên vào việc tạo ra giá trị kinh doanh ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên.
Tỷ lệ thành công của các dự án ứng dụng mô hình Agile cao hơn các mô hình khác.
3. Nhược điểm của mô hình phát triển phần mềm Agile
Bên cạnh các ưu điểm trê, Agile cũng tồn tại một số vấn đề như:
Khó kiểm soát với dự án lớn: Agile có thể gặp khó khăn khi áp dụng cho các dự án lớn và phức tạp.
Yêu cầu sự cam kết lớn từ phía khách hàng: Để đảm bảo tính linh hoạt và phản hồi liên tục, Agile đòi hỏi sự cam kết và sự tham gia chủ động từ phía khách hàng.
Khả năng quản lý đội ngũ: Agile đòi hỏi sự tự quản lý và tự quyết định từ các thành viên trong đội ngũ, điều này có thể tạo khó khăn nếu không có sự tự quản lý tốt.
Yêu cầu sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp Agile: Đội ngũ phải có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về Agile để triển khai và duy trì mô hình một cách hiệu quả.
Beetechsoft - Make Things Easier Sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động cùng với năng lực về công nghệ và sức mạnh tri thức, quy trình làm việc chuẩn quốc tế Beetechsoft đã và đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất! Liên hệ ngay Beetechsoft để được tư vấn chi tiết. Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà H10, Số 2 Ngõ 475 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Hồ Chí Minh: Lầu 2 - số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1 Đà Nẵng: 233 Đống Đa, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Nhật Bản: 140-111 Tầng 3, tòa nhà Agora Oimachi, 1-6-3 Oi, Shinagawa-ku, Tokyo Hotline: (+84) 915 435 838 | Email: info@beetechsoft.com |