Thực trạng “báo động” về an ninh mạng tại Việt Nam hiện nay
Những năm trở lại đây, từ khóa "an ninh mạng" trở nên hot hơn bao giờ hết bởi những con số đáng báo động như số tiền người dân bị lừa đảo đã lên đến 8.000 - 10.000 tỷ đồng trong năm qua, đây là con số dựa trên những sự việc người dân đến trình báo cơ quan công an. Thực tế con số này có thể còn cao hơn vì nhiều người dân không đi trình báo. Hãy cùng Beetechsoft nhìn lại thực trạng an ninh mạng tại Việt Nam hiện nay trong bài viết sau.
1. Những con số biết nói về thực trạng lừa đảo qua mạng
Một báo cáo về thực trạng thiếu an toàn trên không gian mạng được công bố gần đây cho thấy Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có chỉ số an ninh mạng kém nhất Châu Á cũng như thế giới. Nghiên cứu được thực hiện bởi Reboot Digital PR Services có trụ sở tại Vương quốc Anh, một công ty hoạt động trong lĩnh vực Internet. Theo số liệu được công bố, Việt Nam nằm ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng, xếp trên Indonesia và Malaysia tại Đông Nam Á với mức đáng báo động 78.2/100 điểm. Cũng theo báo cáo trên, Việt Nam có hơn 3115 máy tính bị nhiễm Virus, 780 trang web có chứa mã độc, 630 website giả mạo có hành vi lừa đảo và 30 trang lừa đảo bằng cách tải xuống. Trong khi đó thì Indonesia và Malaysia cũng là hai quốc gia kém an toàn an ninh mạng nhất Châu Á với số điểm lần lượt là 100 và 79.9. Singapore dù là một quốc gia phát triển trong khu vực Châu Á nhưng vẫn nằm trong danh sách này.
Hiện nay, công nghệ số đang phát triển mạnh mẽ, từ đó bùng nổ các hình thức giao dịch trên mạng, nhưng bên cạnh sự tiện ích, những rủi ro cũng xuất hiện. Điều đáng nói, nhiều nạn nhân đã từng sập bẫy lừa đảo qua mạng, nhưng những con số về nạn nhân mới vẫn liên tục gia tăng.
Cụ thể, có gần 16 tỷ USD do người Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong tổng số 53 tỷ USD toàn cầu. Theo nhận định, con số thiệt hại rất lớn nêu trên cho thấy, Việt Nam là điểm nóng an ninh mạng trên toàn cầu. Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung đã trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho các đối tượng lừa đảo công nghệ mạng hoạt động.
Theo thống kê của Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), trong 11 tháng đầu năm 2023, cơ quan này đã nhận được gần 16.000 phản ánh về các trường hợp lừa đảo trên mạng Internet; trong đó, 91% liên quan đến giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính.
Báo cáo GASA cho hay người dân Việt Nam đang phải vật lộn với các vụ lừa đảo với tần suất đáng báo động, với con số đáng kinh ngạc là 70% cho biết họ gặp phải các vụ lừa đảo ít nhất mỗi tháng một lần.
Nội dung và hình thức lừa đảo trực tuyến không mới, nhưng các đối tượng lừa đảo đã chuyển hướng vào các nạn nhân mới. Đó là người cao tuổi, sinh viên, người lao động có thu nhập thấp và cả trẻ em. Lý do bọn lừa đảo nhắm vào các đối tượng này là vì họ đều có điện thoại thông minh, nhưng khả năng nhận diện các dấu hiệu, hành vi lừa đảo còn khá thấp.
Mức độ nghiêm trọng của tình hình càng được nhấn mạnh bởi số liệu thống kê đáng lo ngại: 49% đã trải qua sự gia tăng các vụ lừa đảo trong 12 tháng qua, nhấn mạnh tính chất lan rộng và ngày càng phát triển của vấn đề này. Cũng theo ghi nhận, Facebook và Gmail với 71% số người được hỏi gặp phải các vụ lừa đảo nổi lên như những kênh lừa đảo chính, theo sau là Telegram 28%, Google 14% và TikTok 13%.
'Như là một ngành công nghiệp, lừa đảo qua mạng có tỉ suất lợi nhuận 2.500%/năm. Dự đoán năm 2024 tỉ suất lợi nhuận ngày càng tăng. Chắc không có ngành nào lãi suất cao như vậy', ông Philip Hùng Cao, chiến lược gia và nhà truyền bá về Zero Trust cho biết về tình hình lừa đảo trên mạng Internet.
2. Làm gì để bảo vệ bản thân khỏi lừa đảo trên mạng
Để ngăn ngừa vấn nạn lừa đảo qua mạng, các cơ quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền đến người dân nhận diện các chiêu thức lừa đảo; phối hợp với các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước, các nhà mạng viễn thông xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế, xóa bỏ tình trạng sim rác; việc thuê, mượn tài khoản ngân hàng; bảo vệ thông tin bí mật cá nhân.
Điều quan trọng nhất là người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác khi sử dụng mạng để tránh những rủi ro. Theo các chuyên gia an ninh mạng, người dùng nên suy nghĩ kỹ trước khi click chuột vào bất kỳ đường dẫn nào hoặc tắt hết các kết nối khi không cần dùng đến như wifi, bluetooth…
Khi "sập bẫy" lừa đảo, người dân nên tham gia tố giác tội phạm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ để giúp cơ quan công an trong công tác tập hợp thông tin, tuyên truyền và điều tra vụ án, xử lý đối tượng.
Tóm lại, mặc dù an ninh mạng ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng các nỗ lực được đưa ra nhằm cải thiện và bảo vệ mạng lưới thông tin của quốc gia đang diễn ra, từ việc củng cố cơ sở hạ tầng an ninh mạng đến việc tăng cường nhận thức, hợp tác quốc tế. Dù vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao cảnh giác và có những biện pháp để bảo vệ bản thân trước vấn nạn an ninh mạng bùng nổ hiện nay.
Beetechsoft - Make Things Easier Sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động cùng với năng lực về công nghệ và sức mạnh tri thức, quy trình làm việc chuẩn quốc tế Beetechsoft đã và đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất! Liên hệ ngay Beetechsoft để được tư vấn chi tiết. Hà Nội: Tầng 4, tòa H10, số 2, ngõ 475 Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Nam, Q. Thanh Xuân Hồ Chí Minh: Lầu 2, số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q. 1 Đà Nẵng: 88 An Hải Đông 1, P. An Hải Đông, Q. Sơn Trà Nhật Bản: 140-111 Tầng 3, tòa nhà Agora Oimachi, 1-6-3 Oi, Shinagawa-ku, Tokyo Hotline: (+84) 915 435 838 | Email: info@beetechsoft.com |