Chuyển đổi số ngành bán lẻ là gì và xu hướng nổi bật tại Việt Nam
Khái niệm chuyển đổi số hẳn không còn xa lạ với nhiều đơn vị, doanh nghiệp trong thời gian gần đây. Chuyển đổi số đang trong giai vàng khi đã và đang được nhà nước khuyến khích áp dụng tại nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau như: tài chính ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản… đặc biệt với các cách ngành bán lẻ. Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì và sẽ diễn ra như nào sẽ được Beetech giải đáp ngay trong bài viết này.
1 - Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Chuyển đổi số ngành bán lẻ là quá trình chuyển đổi số các hoạt động bán lẻ sang mô hình kinh doanh trực tuyến hoặc kết hợp giữa kinh doanh trực tuyến và truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại công nghệ số. Việc chuyển đổi này được thực hiện bằng cách áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, IT (Internet of Things), blockchain và máy học để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và cung cấp trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng.
2 - Xu hướng chuyển đổi số trong ngành bán lẻ tại Việt Nam
Các giao dịch mua sắm online chiếm thị phần khá lớn tại Việt Nam khi những sàn thương mại điện tử như: Tiki, Shopee, Lazada,… cũng đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng với 4 xu hướng chuyển đổi số nổi bật bao gồm:
2.1 Xu hướng chuyển dịch mô hình kinh doanh, lấy khách hàng làm trung tâm
Mô hình này thay vì tập trung vào sản phẩm theo chuỗi cung ứng (Supply chain) sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu (Digital value chain). Quá trình này giúp tối ưu hóa hành trình với trải nghiệm tốt nhất tại mọi điểm chạm.
Chiến lược này được chia thành 3 giai đoạn chính bao gồm:
- Tối ưu các khâu dựa trên insight từ dữ liệu.
- Thiết kế lại chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh.
- Thu thập các thông tin về sản phẩm, khách hàng, địa điểm thông qua số hóa giao dịch với khách hàng.
>>>>> Xem thêm:
- Chuyển đổi số có phải “chìa khóa thành công” cho doanh nghiệp?
- 2 ứng dụng chuyển đổi số trong giáo dục hữu ích nhất
2.2 Xu hướng tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ VR, AR
Trong khi công nghệ AR (Thực tế tăng cường) có thể giúp khách hàng định hướng cũng như nhanh chóng truy cập nhiều thông tin về sản phẩm ngay trong gian hàng, thì công nghệ VR (Thực tế ảo). Với công nghệ này, khách hàng có thể tiếp cận nhiều hơn về thông tin sản phẩm và cho họ trải nghiệm mua sắm ngay tại tại chính căn phòng của họ.
2.3 Xu hướng phát triển những hình thức thanh toán tiện ích, hiệu quả hơn với khách hàng
Việc giảm sử dụng tiền mặt trong thanh toán đem lại nhiều lợi ích cho cả khách hàng và các doanh nghiệp bán lẻ. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến để triển khai các chương trình khuyến mãi kích thích mua sắm và đem lại lợi ích cho khách hàng.
2.4 Xu hướng tối ưu vận hành và nâng cao năng lực bằng các phần mềm quản trị
Trong một thị trường nhiều biến động, doanh nghiệp nào có sự ứng biến nhanh thường nhận được nhiều lợi thế hơn. Những thay đổi nhanh chóng đó chỉ có thể được thực thi kịp thời với một bộ máy tinh gọn, các quy trình công tác được tối ưu một cách khoa học, hạn chế tối đa ma sát giữa các bộ phận. Để làm được điều này, việc số hóa các quy trình, công việc và thông tin trong doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng.
3 - 4 lợi ích không ngờ của chuyển đổi số trong ngành bán lẻ
3.1 Tăng trải nghiệm khách hàng
Khi thị trường có nhiều sự lựa chọn, khách hàng ngày càng có xu hướng trở nên khó tính hơn khi đưa ra quyết định. Ưu tiên trải nghiệm khách hàng hàng đầu của doanh nghiệp để cạnh tranh trong thị trường bán lẻ nhiều tính cạnh tranh hiện nay.
Ứng dụng giải pháp công nghệ mới sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của họ, doanh nghiệp mang lại các tiện ích thanh toán nhanh chóng bằng việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI với các hình thức thanh toán điện tử nổi tiếng như Viettel Pay, Zalo Pay hay Momo,...
Với các ngành dịch vụ bán lẻ đề cao tính trải nghiệm của khách hàng trước khi quyết định mua như nội thất hay ô tô, ứng dụng các công nghệ thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường VR/AR cho khách hàng cái nhìn rõ nét hơn về sản phẩm chỉ với bài thao tác trên thiết bị thông minh của mình. Đồng thời, có thể kiểm tra sản phẩm/thông tin nhanh chóng chỉ với mã QR code.
3.2 Tự động hóa các quy trình làm việc và hệ thống vận hành
Trong ngành bán lẻ, các quy trình luôn cần cập nhập dữ liệu thường xuyên như quản lý bán hàng, quản lý phân phối, quản lý kho, vận chuyển, kế toán luôn phải đối mặt với những rủi ro lớn, tổn thất lớn khi chỉ sai một dữ liệu nhỏ trong khi vận hành hệ thống. Việc ứng dụng công nghệ, số hóa thiết bị là điều cần thiết để nâng cao hiệu suất làm việc, tối ưu hóa, giảm thiểu sai sót và thống nhất quy trình.
Doanh nghiệp bán lẻ có thể sử dụng các phần mềm công nghệ để hỗ trợ trong việc quản lý bán lẻ, bao gồm:
- Quản lý thanh toán: tạo đơn hàng, cung cấp nhiều hình thức thanh toán, tạo hóa đơn điện tử, quản lý phiên bán hàng hiệu quả và kết nối với khách hàng.
- Quản lý kế toán: hỗ trợ tra soát hóa đơn, dự báo chính xác chi phí trong tương lai, theo dõi doanh thu, chi phí, hợp đồng và lập báo cáo tài chính chi tiết.
- Quản lý CRM: quản lý thông tin khách hàng, phân quyền cho nhân viên chăm sóc khách hàng theo từng phân mục, quản lý cơ hội và lập báo cáo chi tiết về hoạt động chăm sóc khách hàng tự động.
- Giải pháp ERP: xây dựng, tùy chỉnh và quản lý trang thương mại điện tử một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Quản lý nhân sự: quản lý thông tin từng nhân viên, phòng ban, hỗ trợ lập kế hoạch, theo dõi quy trình đào tạo, sử dụng và tính lương nhân sự hiệu quả.
3.3 Tăng doanh thu
Trong khoảng thời gian dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp bán lẻ đang đối mặt với nhiều khó khăn thì Nike vẫn trở thành điểm sáng với doanh số bán hàng tăng thêm 36% nhờ sự gia tăng của nhóm khách hàng mua hàng trực tuyến. Ngoài ra, theo The Home Depot, một ông lớn trong lĩnh vực bán lẻ thiết bị gia đình của Mỹ đã từng áp dụng chuyển đổi số từ sớm vào năm 2017. Và, khi đại dịch xảy ra, doanh thu của họ đã tăng lên hơn 17 tỷ đô la nhờ vào bán hàng trực tuyến và sự hỗ trợ của bộ phận công nghệ thông tin.
Chuyển đổi số không chỉ giúp đối phó với môi trường mới mà còn giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân viên, chi phí quảng cáo, và chi phí vận chuyển. Chuyển đổi số đã được xem như chìa khóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả, đồng thời giúp tăng doanh số và doanh thu cho các doanh nghiệp bán lẻ.
3.4 Nâng cao tính cạnh tranh
Nếu không nắm bắt xu hướng, nhu cầu của người tiêu dùng để có chiến lược chuyển đổi số phù hợp, doanh nghiệp sẽ không thích ứng kịp với thị trường biến đổi và sẽ dễ dàng bị đào thải. Ứng dụng những thành tựu công nghệ là giải pháp thích hợp giúp các doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, giúp gây ấn tượng với người tiêu dùng về hình ảnh một doanh nghiệp nắm bắt tốt những thành tựu về công nghệ hiện đại.
Beetechsofts - Cung cấp giải pháp công nghệ giúp cuộc sống dễ dàng hơn Beetechsoft phát triển phần mềm ứng dụng đa nền tảng với thương mại điện tử, AI, IoT, Big-Data, ứng dụng thực tế ảo VR/AR trong chuyển đổi số, y tế, giáo dục. Hãy liên hệ với Beetechsoft để được tư vấn. Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà H10, Số 2 Ngõ 475 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Hồ Chí Minh: Lầu 2 - số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q.1 Đà Nẵng: 233 Đống Đa, phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Nhật Bản: 140-111 Tầng 3, tòa nhà Agora Oimachi, 1-6-3 Oi, Shinagawa-ku, Tokyo Hotline: (+84) 915 435 838 | (+84) 339 574 888 Email: info@beetechsoft.com |