Sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam: Tiềm năng và thách thức

Những năm gần đây, Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia phát triển mạnh trong lĩnh vực gia công, sản xuất linh kiện điện tử với sự đầu tư của rất nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu sản xuất linh kiện điện từ là gì, những tiềm năng và thách thức của ngành trong bối cảnh kinh tế suy thoái trên toàn cầu.


1. Sản xất linh kiện điện tử là gì?

Với sự lên ngôi của công nghệ cũng như sự ra đời của hàng loạt các thiết bị điện tử thông minh phục vụ nhu cầu con người như smartphone, robot, máy hút bụi,... thị trường sản xuất linh kiện điện tử cũng được coi là thị trường có tiềm năng phát triển lớn, màu mỡ  thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.


>>>>> Xem thêm:


Sản xuất linh kiện điện tử là lĩnh vực công nghiệp chuyên sản xuất các thành phần cơ bản và thiết yếu của các thiết bị điện tử, bao gồm các vi mạch tích hợp (IC), bộ vi xử lý - chip, transistor, đi-ốt, tụ điện, điện trở, cuộn cảm biến và nhiều loại linh kiện khác. Tuy được coi là ngành công nghiệp chủ chốt và thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả các doanh nghiệp nhưng sản xuất linh kiện điện tử cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ cần được xem xét và nhìn nhận thấu đáo.


2. Tiềm năng của ngành sản xuất linh kiện điện tử

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu những tiềm năng không thể không kể đến của thị trường này.

  • Nhu cầu thị trường tăng cao

Thế giới đang chứng kiến giai đoạn bùng nổ của các thiết bị điện tử tiêu dùng hiện đại như điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng và thiết bị đeo thông minh, điều này tạo ra nhu cầu rất lớn về sản xuất linh kiện điện tử. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của Internet vạn vật -  IoT, xe điện và xe tự lái, công nghệ 5G cũng là nguyên nhân chính khiến nhu cầu cung cấp các linh kiện điện tử phức tạp tăng cao hơn. 

  • Đổi mới công nghệ

Các tiến bộ trong công nghệ bán dẫn, vi mạch điện tử, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo cho phép sản xuất các linh kiện nhỏ hơn, mạnh mẽ hơn, thông minh và mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này có thể nhận thấy ở hầu như các thiết bị thông minh ngày nay đều có kích thước nhỏ, mỏng, dễ di chuyển và cầm nắm. 

  • Toàn cầu hóa và hội nhập

Sự mở rộng đầu tư trên toàn cầu và sự hợp tác quốc tế cũng đang giúp ngành công nghiệp này phát triển nhanh chóng. Cùng với đó, nhiều quốc gia đang phát triển tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sản xuất, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chú trọng phát triển mảng này. Dù đang ở những bước đầu tiên trên hành trình chinh phục lĩnh vực quan trọng này, nhưng Việt Nam cũng đã có những thành tựu đáng kể và được ghi nhận bởi các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,...


3. Thách thức của ngành sản xuất linh kiện điện tử

Bên cạnh những tiềm năng to lớn đã kể trên, các doanh nghiệp trước khi tham gia lĩnh vực này cũng cần xem xét cả những thức thức không nhỏ như sau:

  • Cạnh tranh khốc liệt

Ngành sản xuất linh kiện điện tử có mức độ cạnh tranh rất cao với sự tham gia của nhiều tập đoàn công nghệ, sản xuất lớn trên toàn thế giới. Việc duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự đầu tư toàn diện vào R&D và cải tiến công nghệ.

  • Chi phí đầu tư cao

Sản xuất linh kiện điện tử đòi hỏi chi phí đầu tư lớn bao gồm xây dựng ban đầu, mua sắm trang thiết bị, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) để duy trì sự đổi mới công nghệ. Điều này thực sự là mối lo ngại không nhỏ trong bối cảnh kinh tế suy thoái, thu hẹp quy mô trên diện rộng như hiện nay.

  • Chuỗi cung ứng phức tạp

Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, như các vấn đề liên quan đến vận chuyển, chính sách thương mại và thiếu hụt nguyên liệu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất. Đại dịch COVID-19, chiến tranh, khủng bố,... cũng đều là những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

  • Yêu cầu về chất lượng và bảo mật

Bên cạnh đó, ngành sản xuất linh kiện điện tử cũng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng rất cao và không thể chấp nhận lỗi sản phẩm, cùng với các quy định, tiêu chuẩn an toàn ngày càng nghiêm ngặt, đặc biệt là trong các ngành nhạy cảm như y tế và ô tô tự lái.

Ngành sản xuất linh kiện điện tử có tiềm năng phát triển lớn nhờ vào nhu cầu thị trường ngày càng tăng và sự đổi mới không ngừng của công nghệ. Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng này, các công ty trong ngành cần phải vượt qua nhiều thách thức, bao gồm cạnh tranh khốc liệt, chi phí đầu tư cao và các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, bảo mật. Một giải pháp và phương án được rất nhiều doanh nghiệp ngành này tại Việt Nam đưa ra đó là chọn phương án gia công cho các tập đoàn lớn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu, tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn mang lại sự ổn định của các sản phẩm đầu ra. Doanh nghiệp sẽ không cần quan tâm quá nhiều đến các thách thức mà chỉ cần tập trung sản xuất theo đúng đơn đặt hàng, đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm.


Beetechsoft -  Make Things Easier

Sở hữu đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động cùng với năng lực về công nghệ và sức mạnh tri thức, quy trình làm việc chuẩn quốc tế Beetechsoft đã và đang phát triển mạnh mẽ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất!

Liên hệ ngay Beetechsoft để được tư vấn chi tiết.

Hà Nội: Tầng 4, tòa H10, số 2, ngõ 475 Nguyễn Trãi, P. Thanh Xuân Nam, Q. Thanh Xuân

TP.HCM: Lầu 2, số 25/7 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Bến Nghé, Q. 1

Đà Nẵng: 88 An Hải Đông 1, P. An Hải Đông, Q. Sơn Trà

Hotline: 0339574888 | Email: academy@beetechsoft.com